Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật, 09:00 - 22:00

Hỗ trợ khách hàng: (+1) 613 608 4046 - services@eznotary.ca

  • English
  • Tiếng Việt

Từ chối nhận di sản thừa kế tại Việt Nam

Cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người khác, có quyền được hưởng di sản và do đó cũng có quyền được từ chối nhận thừa kế. Tuy nhiên, nếu vì trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ tài sản như: nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ cấp dưỡng … thì không được phép từ chối. Việc từ chối di sản thừa kế chỉ thực hiện trong vòng sáu (06) tháng kể từ khi mở thừa kế (tức là từ ngày người để lại di sản chết nếu thừa kế theo pháp luật, hoặc từ ngày mở di chúc nếu thừa kế theo di chúc). Bên cạnh đó, thời hạn để người thừa kế yêu cầu phân chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản.

Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Ưu điểm của Điều luật này là việc công chứng văn bản trước đây đã được bãi bỏ, dù vậy, đối với người Việt Nam ở nước ngoài, khi làm thủ tục từ chối thừa kế vẫn phải hoàn tất việc chứng thực chữ ký của mình trên Giấy từ chối nhận di sản thừa kế.

Người yêu cầu chứng thực Giấy từ chối nhận di sản thừa kế khi làm thủ tục cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ dưới đây:

1. Văn bản khai nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

Giấy tờ khai nhận hoặc từ chối di sản thừa kế được làm theo mẫu do văn phòng công chứng tại Việt Nam cung cấp, tuy nhiên phải có văn bản tiếng Anh hoặc Pháp đi kèm nếu công chứng tại Canada.

Sai lầm phổ biến nhất mà chúng tôi thường gặp ở các khách hàng là Quý vị thường đến gặp Công chứng viên, mang theo các văn bản/ tài liệu đã được ký sẵn, điều này khiến chữ ký trên văn bản không có giá trị xác thực bởi không được chứng kiến bởi Công chứng viên, do đó họ có quyền nghi ngờ rằng chữ ký đó không phải của Quý vị. Cách tốt nhất là Quý vị nên điền sẵn thông tin trên giấy tờ khai nhận/từ chối di sản và ký trước mặt Công chứng viên tại văn phòng công chứng hoặc qua video.

Lưu ý: Chỉ Công chứng viên (Notary) mới có con dấu tại Canada, Comissioner of Oath or Taking Affidavit không phải là Notary, họ không có con dấu và không có quyền chứng thực sao y bản chính đối với các văn bản gốc.

2. Giấy tờ chứng minh quyền được thừa kế di sản đó:

  • Di chúc có xác nhận của Phòng Công chứng Nhà nước Việt Nam (nếu có) hoặc Văn bản kê khai đối tượng được hưởng thừa kế di sản trong đó có tên của Quý vị (văn bản này cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam) (nếu có); hoặc Quyết định của Tòa án về việc quý vị là người được thừa hưởng di sản thừa kế (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người để lại di sản (ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà do người để lại di sản thừa kế đứng tên. Nếu giấy tờ liên quan đến bất động sản được cấp trước năm 1975 thì cần có xác nhận của Phòng Nhà Đất hoặc Phòng đô thị Quận/huyện nơi có bất động sản về việc bất động sản đó hiện nay không thuộc quản lý của Nhà nước; và
  • Giấy chứng tử/ trích lục khai tử của người để lại di sản (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam); và
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ của quý vị với người để lại di sản nếu thừa hưởng theo pháp luật (như Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…) (Nếu thừa kế theo di chúc thì không cần xuất trình giấy này).​

3. Bản scan màu hộ chiếu Canada (trang 2-3 có ảnh và chữ ký trên hộ chiếu) nếu người khai nhận/từ chối di sản có quốc tịch Canada; hoặc Thẻ thường trú nhân; hoặc bằng lái xe. Văn bản scan phải có kích thước thật, lưu định dạng PDF, mọi ảnh chụp dưới dạng file JPG, JPEG, HEIC, PNG sẽ KHÔNG được chấp nhận.

4. Bản scan màu hộ chiếu Việt Nam (trang 2-3 có có ảnh và chữ ký trên hộ chiếu), Căn cước công dân còn hiệu lực nếu người khai nhận/từ chối di sản vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam. Nếu tên trong khai sinh Việt Nam, và tên trong giấy tờ hiện nay của quý vị khác nhau, quý vị cần có giấy tờ chứng nhận (Giấy chứng nhận đổi tên của Canada hoặc của Việt Nam xác nhận về việc đổi tên của Quý vị hoặc Bị chú trong hộ chiếu về việc thay đổi tên/họ). Văn bản scan phải có kích thước thật, lưu định dạng PDF, mọi ảnh chụp dưới dạng file JPG, JPEG, HEIC, PNG sẽ KHÔNG được chấp nhận.

5. Bản scan màu sổ hộ khẩu nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản (nếu có).

6. Bản scan màu Giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền tại Việt Nam. Văn bản scan phải có kích thước thật, lưu định dạng PDF, mọi ảnh chụp dưới dạng file JPG, JPEG, HEIC, PNG sẽ KHÔNG được chấp nhận.

 

Chứng thực chữ ký của người khai nhận/ từ chối di sản

Công chứng viên sẽ làm chứng việc ký văn bản của Quý vị trực tiếp tại văn phòng hoặc qua video.

Quý vị cần ký đúng số lượng văn bản theo yêu cầu của Công chứng viên. Sau khi ký xong, Quý vị gửi toàn bộ văn bản gốc qua đường bưu điện về địa chỉ:

GIANG LE Licensed Paralegal and Notary Public

364 Ravenswood Way,

Orleans, Ontario

K4A0R8

Văn phòng công chứng Giang Lê nhận chuẩn bị hồ sơ, chứng thực chữ ký và thay mặt Quý vị làm mọi thủ tục liên quan tại Đại sứ quán Việt Nam. Với dịch vụ trọn gói của chúng tôi, Quý vị không chỉ tiết kiệm được chi phí đi lại, thời gian chờ đợi và chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ sau khi có kết quả sẽ được chúng tôi gửi chuyển phát về tận nhà (nội địa Canada hoặc về Việt Nam) cho Quý vị. Xin vui lòng nêu rõ yêu cầu dịch vụ chuyển phát phù hợp (gửi tem thường, gửi nhanh, gửi bảo đảm có ký nhận). Mọi thông tin chi tiết về phí dịch vụ trọn gói, Quý vị liên hệ với văn phòng công chứng Giang Lê qua số điện thoại 613 608 4046 hoặc email services@eznotary.ca